Kỳ tích châu Âu
Kỳ tích châu Âu

Kỳ tích châu Âu

Kỳ tích châu Âu (tiếng Anh: European miracle) hay Đại phân tầng/phân kỳ (tiếng Anh: Great Divergence) là một khái niệm chỉ sự chuyển dịch kinh tế xã hội khi mà thế giới phương Tây (ở đây chỉ đề cập đến Tây Âu và các thuộc địa của họ ở Tân Thế giới) thoát khỏi ngưỡng hạn chế tăng trưởng thời tiền hiện đại; soán ngôi các nền kinh tế mạnh bấy giờ như Đế quốc Mogul Ấn Độ, Nhà Thanh Trung Quốc, Triều Joseon Hàn QuốcMạc phủ Tokugawa Nhật Bản; để trở thành những nền kinh tế hàng đầu trong thế kỷ 19.Các học giả đã đề xuất nhiều giả thuyết khác nhau để giải thích hiện tượng này; từ địa lý, văn hóa, thể chế, chủ nghĩa thực dân, tài nguyên đến đơn thuần chỉ là ngẫu nhiên.[3] Vẫn còn có tranh cãi trong giới học giả về danh pháp của sự kiện này, vì khởi điểm của sự phân tầng thường được đề xuất là vào thế kỷ 16, hoặc thậm chí sớm hơn vào thế kỷ 15, khi cuộc cách mạng thương mại đang diễn ra và chủ nghĩa trọng thương cùng chủ nghĩa tư bản bắt đầu phát triển trong thời kỳ Phục hưngthời đại Khám phá, kéo theo đó là sự trỗi dậy của các đế chế thực dân châu Âu, proto-toàn cầu hóa, cách mạng Khoa học, hay thời đại Khai sáng.[4][5][6][7] Tuy vậy, bước nhảy vọt lớn nhất xảy ra vào cuối thế kỷ 18 và 19 với cuộc cách mạng Công nghiệpcách mạng Công nghệ. Vì lý do này, "trường phái California" chỉ coi đây là "đại" sự kiện duy nhất.[8][9][10][11]Những tiến bộ công nghệ trong các lĩnh vực đường sắt, thuyền hơi nước, khai thác mỏnông nghiệp được đón nhận nồng hậu hơn ở phương Tây so với phương Đông trong thời kỳ Đại phân tầng. Công nghệ dẫn đến sự gia tăng công nghiệp hóa và sự phức tạp hóa nền kinh tế trong ngành lĩnh vực nghiệp, thương mại, nhiên liệu và tài nguyên, tiếp tục tách biệt phương Đông với phương Tây. Việc sử dụng than đá để thay thế gỗ củi làm nhiên liệu ở Tây Âu vào giữa thế kỷ 19 tạo ra cú thúc đẩy quan trọng trong ngành sản xuất năng lượng hiện đại. Vào thế kỷ 20, sự Đại phân kỳ đạt đến đỉnh điểm trước chiến tranh thế giới thứ nhất và kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Sau hai thập kỷ biến động bất thường tới cuối những năm 1980, Đại phân kì nhường đường cho sự Đại hội tụ khi mà các quốc gia Thế giới thứ ba đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn đáng kể so với hầu hết các quốc gia Thế giới thứ nhất.[12]